Thông tin vụ trộm tại Bình Thuận, kẻ trộm đột nhập nhà riêng và dùng xà beng cạy tung két sắt cuỗm đi một lượng lớn tài sản của khổ chủ khiến nhiều người đặt câu hỏi: Két sắt an toàn đến đâu và liệu dùng xà beng có thể cạy được két sắt?
Dạo quanh các trang mạng gần đây có thể thấy rất nhiều vụ trộm cắp két sắt tinh vi như vụ trộm két sắt tại bệnh viện đa khoa Quảng Trị hay vụ con dâu trộm tiền của bố mẹ chồng Nhóm phóng viên chúng tôi quyết định đi khảo sát thị trường két sắt để tìm hiểu mức độ an toàn của no.
Qua tìm hiểu thị trường, chúng tôi được biết hiện két sắt có rất nhiều loại khác nhau, được sản xuất trong nước hoặc nhập khẩu. Theo anh Thành, chủ cửa hàng két sắt Trường Thành (đường Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM), cấu tạo chung của két sắt bao gồm khung vỏ, cửa két làm bằng thép và hệ thống khóa (có thể là khóa cơ hoặc khóa số điện tử hoặc kết hợp cả hai)... Nhưng tựu chung két sắt có thể chia làm hai loại: loại có gờ nổi bên trong khung cửa và loại không có gờ nổi hoặc có nhưng rất đơn giản (loại thường).
Với loại thường, do khi khóa cửa chốt khóa chỉ gài vào thành két, giữa mép cánh cửa và khung xung quanh cửa không có gờ nổi nên chỉ cần dùng một cây xà beng hoặc cây sắt dẹp đủ để cắm vào khe cửa két là có thể nạy bung cửa két một cách dễ dàng. Loại két sắt có gờ thì khó phá hơn, do khi khóa các chốt khóa gài chặt vào các lỗ trên gờ, giữa mép cánh cửa và khung cửa có gờ cao nên khi đóng cửa lại sẽ không để lộ khe hở nào, rất khó có thể dùng xà beng hay vật nhọn cạy được. Tất nhiên, giá cả 2 loại khác nhau: chẳng hạn cùng một nhãn hiệu, trọng lượng 200 kg nhưng loại thường giá từ 2 đến 3 triệu đồng, trong khi loại có gờ giá hơn 10 triệu đồng.
Tuy nhiên, anh Thành cũng khẳng định không có két sắt nào không thể phá được, nếu kẻ trộm dùng hàn xì hoặc máy cắt để phá két.
Thiết nghĩ trước tình hình này thì giải pháp chống trộm phá két sắt rất quan trọng nhằm hạn chế tình trạng trên.